THOÁI VỊ ĐĨA ĐỆM CÓ NÊN TẬP KHÁNG LỰC (resistance training/ strength training) HAY KHÔNG?

Thoát vị đĩa đệm thì có nên tập kháng lực (resistance training/ strength training) hay không?

Câu trả lời nhanh và ngắn gọn là , CẦN THIẾT PHẢI CÓ
Tập luyện luôn được khuyến khích – nó cần thiết để cải thiện các vấn đề ở lưng và kiểm soát cơn đau của bạn.
Nhiều bác sĩ sẽ khuyên chúng ta nên tránh vận động, tập luyện các bài tập đơn giản như đu xà, bơi lội, một số bài tập dãn cơ nhằm giảm áp lực lên các đốt sống, tránh đĩa đệm chèn ép vào tủy sống.
Nhưng “high risk high reward”.
Người bị thoát vị đĩa đệm càng phải tập vì strengthen cho khối cơ lưng và chỉnh sửa lại tư thế là điều tối quan trọng, và thậm chí tập các chuyển động nền tảng như một người hoàn toàn bình thường.
Phần lớn nguyên nhân của thoát vị đĩa đệm thường xuất phát từ:
  • Stress từ tư thế tĩnh, ví dụ ngồi nhiều
  • Nâng vật năng không đúng cách
  • Áp lực từ trọng lượng cơ thể lớn
  • Vận động sai tư thế và lặp lại nhiều lần
Rõ ràng nguyên nhân đều liên quan đến VẬN ĐỘNG – quá ít hoặc quá nhiều, sai cách kéo dài.
Vậy muốn khắc phục triệt để vấn đề thoát vị cũng phải từ VẬN ĐỘNG.
Dẫn đến các sai lệch về tư thế, mất cân bằng cơ, phối hợp thần kinh-cơ kém dần, ảnh hưởng tới cả một chuỗi vận động trên toàn cơ thể. Và tất nhiên chỉ những vận động đơn thuần từ lời khuyến cáo của bác sĩ giữ chúng ta ở trong “vùng an toàn” rõ ràng là chưa đủ, nó không giải quyết gốc rễ của vấn đề.
Cơ bắp cần phải được vận động, tăng cường, đó là lý do duy nhất nó duy trì và tồn tại. Nếu cơ bắp ngày một suy yếu, tình trạng đốt sống và các khớp của chúng ta chắc chắn không happy chút nào.
Ngay khi cơn đau được giảm thiểu qua các quá trình trị liệu phục hồi, bây giờ là lúc bạn cần tập trung tăng cường sức mạnh cho cơ lưng, hệ thống cơ trọng tâm với mức tải từ nhẹ để học lại vận động đúng cách. Khi mọi thứ đã được khắc phục hoàn toàn, chúng ta cần gia tăng áp lực cho các cơ bắp theo nhiều hướng chịu lực khác nhau, đa dạng các bài tập chức năng để cải thiện sự ổn định của phần trọng tâm. Tăng tiến của bài tập bạn thực hiện sẽ tùy thuộc vào triệu chứng với từng giai đoạn kể từ thời điểm bạn bị thoát vị đĩa đệm.

Những điều lưu ý khi tập luyện đối với người tập bị thoát vị đĩa đệm:

  • Ưu tiên các chuyển động nền tảng
  • Tập chậm, cảm nhận và có kiểm soát
  • Tránh các bài tập gây áp lực trực tiếp vào cột sống
  • Phân vân giữa bài tập cần phải đứng hay ngồi. Hãy tập ĐỨNG nhiều hơn
  • Tránh những bài tập/chuyển động gập, duỗi và xoay thân mình.
  • Tránh những vận động liên tục, tần suất lặp lại nhiều lần.
  • Thường xuyên kéo dãn cơ bắp trước – trong – sau khi tập