Spring Valley Magnesium 400mg – Khoáng chất bị bỏ quên
11 LỢI ÍCH QUAN TRỌNG CỦA MAGNESIUM VỚI CƠ THỂ
Magnesium tham gia vào hàng trăm phản ứng sinh hoá trong cơ thể
Khoáng chất này được tìm thấy ở khắp cơ thể chúng ta. Trên thực tế, mọi tế bào trong cơ thể đều chứa Magnesium và cần nó để hoạt động.
Một trong những vai trò chính của Magnesium đó là trợ giúp hơn 600 phản ứng sinh hóa diễn ra liên tục trong cơ thể được thực hiện bởi các enzyme. Các phản ứng đó bao gồm:
- Tạo năng lượng: chuyển hóa thức ăn thành năng lượng
- Hình thành Protein: tổng hợp protein từ các axit amin
- Duy trì hệ gen: hình thành và sữa chữa DNA, RNA
- Chuyển động cơ: hỗ trợ hoạt động co cơ và giãn cơ
- Điều hoà hệ thần kinh: điều chỉnh chất dẫn truyền thần kinh truyền thông điệp đến não
Magnesium giúp xương khớp chắc khỏe
Như đã nói ở trên, khoảng 60% Magnesium trong cơ thể được tìm thấy ở xương. Do đó, nó đóng vai trò rất quan trọng để duy trì sức khỏe xương đồng thời hạn chế sự mất xương.
Cơ thể cần Magnesium để hấp thụ và chuyển hóa vitamin D, canxi – 2 hoạt chất thiết yếu đối với sự phát triển của xương khớp. Sự thiếu hụt Magnesium có thể ngăn cản những lợi ích tiềm năng của việc nạp thêm Vitamin D và canxi vào cơ thể.
Các nghiên cứu cho thấy nồng độ Magnesium thấp làm nguy cơ loãng xương, khiến xương trở nên giòn, yếu và dễ gãy hơn.
Một nghiên cứu kéo dài 3 năm trên 358 người đang chạy thận nhân tạo cho thấy những người tiêu thụ ít Magnesium nhất có nguy cơ bị gãy xương gấp 3 lần so với những người tiêu thụ nhiều nhất.
Magnesium giúp tăng hiệu suất tập luyện
Khi thực hiện các bài tập luyện thể dục thể thao, nhu cầu Magnesium của cơ thể sẽ tăng lên 10 – 20%. Magie giúp vận chuyển đường trong máu vào cơ bắp để cung cấp năng lượng cho cơ bắp, đồng thời làm giảm sự tích tụ lactate – chất gây ra sự mỏi cơ.
Các nghiên cứu cho thấy bổ sung Magnesium đặc biệt có lợi cho việc cải thiện hiệu suất tập luyện ở người già và người thiếu hụt khoáng chất này.
Một nghiên cứu trên 2.570 phụ nữ từ 18 – 79 tuổi cho thấy tiêu thụ nhiều Magnesium hơn đã giúp gia tăng sức mạnh cơ xương và giảm tình trạng mất cơ do tuổi tác.
Trong một nghiên cứu khác với những người chơi bóng chuyền, bổ sung 250g Magnesium đã giúp cải thiện khả năng bật nhảy và chuyển động cánh tay.
Magnesium bảo vệ sức khỏe tim mạch
Magnesium giúp bơm máu đến tim, ngoài ra nó còn làm thư giãn các thành mạch máu, giúp giảm huyết áp. Trên thực tế, huyết áp cao là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tim.
Một nghiên cứu vào năm 2018 đã chỉ ra mối liên hệ giữa lượng Magnesium cao và việc giảm nguy cơ huyết áp cao, các bệnh lý về tim và đột quỵ.
Một đánh giá khác cho thấy bổ sung Magnesium giúp cải thiện nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tim như: giảm lượng chất béo trung tính, giảm mức cholesterol LDL (xấu), tăng mức cholesterol HDL (tốt) và điều hòa mức huyết áp tâm thu, đặc biệt ở những người có chế độ ăn nghèo Magnesium.
Magnesium giúp ổn định mức đường huyết
Insulin là hormone đóng vai trò ổn định lượng đường trong máu, còn Magnesium giúp kiểm soát và tăng độ nhạy của Insulin.
Các nghiên cứu cho thấy khoảng 48% những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có lượng magie trong máu thấp. Điều này sẽ làm suy giảm khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể.
Những người có chế độ ăn giàu Magnesium có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 thấp hơn 15 – 20% những người tiêu thụ ít Magnesium. Magnesium cũng được khuyến khích bổ sung cho những người béo phì để giảm nguy cơ tiểu đường.
Magnesium giảm nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ xảy ra tình trạng thiếu máu não cục bộ, thường xuyên gặp ở người cao tuổi khi có cục máu đông chặn trong não. Tích cực tiêu thụ các thực phẩm giàu Magnesium có thể giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả.
Một nghiên cứu cho thấy chỉ cần bổ sung 100mg Magnesium mỗi ngày sẽ giúp giảm 8% nguy cơ đột quỵ. Bạn có thể dễ dàng tìm được những thực phẩm cung cấp đủ cho bạn lượng Magnesium trên, ví dụ: hạnh nhân, hạt điều, đậu lăng, đậu phụ, quả bơ, yến mạch,…
Magnesium giúp giảm đau nửa đầu
Đau nửa đầu có thể gây ra những cơn đau dai dẳng kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn. Những người bị đau nửa đầu thường có mức magie thấp hơn người bình thường.
Các chuyên gia cho rằng Magnesium giúp ngăn chặn hoặc hạ thấp hoá chất đau trong não của bạn và giữ cho mạch máu không bị thắt chặt.
Trên thực tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung Magnesium giúp phòng ngừa, thậm chí hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu bằng cách giảm tần suất và cường độ của cơn đau.
Một nghiên cứu trên 70 bệnh nhân bị đau nửa đầu cấp tính cho thấy việc bổ sung 1g Magnesium giúp giảm đau nhanh và hiệu quả hơn các loại thuốc thông thường như dexamethasone và metoclopramide.
Magnesium giúp giảm viêm
Viêm là phản ứng của cơ thể chống lại các tác nhân gây viêm như vi sinh vật, tác nhân hóa học, vật lý hoặc tác nhân bên trong như bệnh tự miễn (viêm thấp khớp, lupus ban đỏ,…), hoại tử do thiếu máu cục bộ.
Phản ứng viêm trong thời gian ngắn giúp cơ thể chống lại virus và chữa lành vết thương. Tuy nhiên, nếu cơ thể bị viêm liên tục sẽ gây ra bệnh tim, tiểu đường, viêm phổi, viêm lợi, nhanh lão hóa và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Magnesium giúp giảm tình trạng viêm trong cơ thể.
Một đánh giá rút ra từ 11 nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung Magnesium làm giảm mức độ Protein phản ứng C (CRP) – một dấu hiệu của chứng viêm ở những người bị viêm mãn tính. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy có mối liên hệ giữa việc thiếu hụt Magie với sự tăng stress oxy hoá, khiến chứng viêm trở nên trầm trọng hơn.
Magnesium giúp giảm stress, trầm cảm
Magnesium đóng vai trò quan trọng đối với chức năng não bộ và tâm trạng. Mức Magnesium rất thấp ở những người thường xuyên cảm thấy lo âu, căng thẳng hoặc bị trầm cảm.
Một phân tích dữ liệu từ hơn 8.800 người dưới 65 tuổi cho thấy. Những người có lượng Magie thấp nhất có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 22%.
Trong một nghiên cứu kéo dài 8 tuần, những người thiếu Magnesium được cho bổ sung 500mg khoáng chất này mỗi ngày đã giúp cải thiện tâm trạng đáng kể, giảm lo âu, căng thẳng và các triệu chứng của trầm cảm.
Mặc dù việc bổ sung riêng lẻ Magnesium đã được chứng minh là giúp cải thiện tâm trạng, giảm trầm cảm, nhưng để đạt hiệu quả tốt hơn, bạn có thể kết hợp thêm với vitamin B6 và các chất dinh dưỡng khác.
Đặc biệt Magnesium Bisglycinate giúp giảm đáng kể các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo lắng, bất kể tuổi tác, giới tính so với mức độ trầm cảm ban đầu.
Magnesium giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt PMS
Hội chứng tiền kinh nguyệt PMS là một trong những tình trạng phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Khoảng 85% phụ nữ phải trải qua PMS ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau tuỳ cơ địa mỗi người. Nó thường gây các triệu chứng như tích nước, đau quặn bụng, mệt mỏi và thay đổi tâm trạng thất thường, dễ tức giận, cáu kỉnh.
Bổ sung Magnesium giúp làm giảm các triệu chứng PMS và một số tình trạng khác như đau bụng kinh, đau nửa đầu. Điều này được lý giải là do mức Magnesium trong cơ thể dao động thất thường trong suốt kỳ kinh nguyệt, khiến các triệu chứng của PMS trở nên trầm trọng hơn.
Một nghiên cứu cho thấy uống 250mg Magnesium mỗi ngày cải thiện tình trạng đau bụng, đầy hơi, trầm cảm và lo lắng ở 126 phụ nữ bị PMS, hiệu quả hơn so với nhóm dùng giả dược.
Magnesium hỗ trợ giấc ngủ
Nhờ khả năng điều chỉnh một số chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến giấc ngủ. Magnesium thường được sử dụng như một phương pháp tự nhiên để cải thiện chứng mất ngủ. Giúp dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu hơn, giảm buồn ngủ, uể oải khi thức dậy.
Một nghiên cứu cho thấy bổ sung Magnesium làm giảm thời gian trung bình đi vào giấc ngủ. Tăng mức Magnesium giúp họ cảm thấy tỉnh táo, nhiều năng lượng hơn vào ban ngày.
Một số lợi ich khác của Magnesium
- Giảm táo bón: Bạn có thể bổ sung Magnesium như một loại thuốc nhuận tràng. Giúp giảm táo bón rất hiệu quả.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Magnesium giúp giảm nồng độ axit amin trong dạ dày. Từ đó cải thiện chứng ợ chua và khó tiêu.
- Giảm sản giật: Là phương pháp phổ biến để giảm các cơn co giật ở phụ nữ bị sản giật.
- Giảm nguy cơ động kinh: Hỗ trợ điều trị các cơn động kinh.